Đặc điểm Chó chăn cừu Đức

Mặt chó chăn cừu Đức có mõm dài, mũi đen và mắt nâu

Chó chăn cừu Đức có kích thước trung bình, vai rộng khoảng từ 55 đến 65 cm, nặng khoảng 22 tới 40 kg.[18] Chiều cao lý tưởng là 63 cm, theo tiêu chuẩn của Câu lạc bộ Kennel.[19] Chúng có đầu tròn, mõm vuông dài, và mũi đen. Chó có hàm khỏe, với răng cắn có dạng kéo. Mắt chúng có kích thước trung bình, màu nâu, nhãn quang linh động, thông minh và tự tin. Tai lớn, dựng thẳng, hướng về phía trước và song song với nhau, nhưng thường rạp về phía sau khi chuyển động. Chúng có cổ dài, thường nghểnh lên khi kích động và hạ xuống khi chạy nhanh. Đuôi rậm, kéo dài tới khủy chân.[19]

Một con chó chăn cừu Đức màu đen

Chó chăn cừu Đức có thể có nhiều màu, màu phổ biến nhất là màu sẫm/đen và đỏ/đen với nhiều biên thể. Cả hai biến thể này đều có mặt đen, thân phủ đen từ dạng "yên ngựa" đến "mền". Các màu hiếm hơn gồm màu lông chồn đen, đen tuyền, trắng tuyền, màu gan, và các biến thể màu lam. Các màu đên tuyền và màu lông chồn được chấp nhận theo hầu hết các chuẩn, tuy nhiên màu lam và màu gan thường bị coi là các khiếm khuyết nghiêm trọng, và màu trắng thường bị coi là lý do để loại ngay tức khắc do không đạt tiêu chuẩn.[20] Điều này có lý do là màu trắng rất dễ nhận biết, khiến cho chú chó không đủ tiêu chuẩn làm chó canh gác, và khó nhận thấy trong điều kiện băng tuyết hay khi chăn cừu.[21]

Chó chăn cừu Đức có hai lớp lông. Lớp ngoài thường rụng suốt năm, rậm phủ sát thân, với lớp trong dày. Lông chó có hai dạng, dài và trung bình. Lông dài là biểu hiện của gene lặn, khiến cho biến thể lông dài ít thấy hơn.

Trí thông minh

Chó chăn cừu Đức được duy trì vì sự thông minh đặc biệt của nó,[22] một đặc tính khiến cho nó nổi danh.[4] Chúng được coi là loài chó thông minh thứ ba, đứng sau Border ColliePoodle.[23][24] Trong quyển The Intelligence of Dogs, tác giả Stanley Coren đánh giá nòi này đứng thứ ba về trí thông minh. Ông nhận thấy chúng có khả năng học các nhiệm vụ đơn giản chỉ sau năm lần nhắc lại mệnh lệnh, và tuân thủ lệnh đầu tiên trong 95% trường hợp.[4] Cùng với sức vóc, đặc tính này khiến cho nòi chó được ưa chuộng sử dụng làm chó cảnh sát, chó bảo vệ và chó cứu hộ, vì chúng có khả năng học nhanh chóng các nhiệm vụ khác nhau và hiểu hướng dẫn tốt hơn các loài chó khác.[25]

Tính hung hãn

Bài chi tiết: Chó cắn

Một số người cho rằng chó chăn cừu Đức có tiếng hay cắn và vì lý do đó bị cấm ở một số nơi.[26] Tuy nhiên, chó chăn cừu Đức là một trong năm giống chó được ưa chuộng nhất tại Mỹ,[27] và các chú chó được huấn luyện chu đáo cũng như được làm quen với người có tiếng là an toàn. Tại Mỹ, có nguồn cho rằng chó chăn cừu Đức hay cắn hơn các giống chó khác, và có lẽ hay tấn công các giống chó nhỏ hơn.[28] Một báo cáo tại Úc năm 1999 đưa ra thống kê cho thấy chó chăn cừu Đức là giống chó hay cắn người vào hàng thứ ba tại một số địa phương tại Úc.[29] Tuy nhiên một nghiên cứu kéo dài 24 năm tại Mỹ cho thấy chó chăn cừu Đức không chiếm đa số trong các vụ tấn công người tại Mỹ[30]

Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, "không có cách nào xác định chính xác số lượng chó của mỗi giống, và do đó không thể nào kiểm định chính xác giống chó nào dễ cắn và giết người hơn."[31] Tương tự vậy, theo Hiệp hội bác sĩ thú y Hoa Kỳ, "có vài lý do vì sao khó xác định tỷ lệ cắn người của một giống hay so sánh tỷ lệ giữa các giống. Thứ nhất, giống chó có thể được báo cáo sai, và chó lai thường được báo là chó thuần chủng. Thứ hai, số vụ cắn người diễn ra tại một địa phương thường không được biết đến, nếu như không phải là vụ gây thương tích nghiêm trọng. Thứ ba, số lượng chó của một giống tại một địa phương không được biết rõ, vì ít khi tất cả các chú chó đều được đăng ký, và số liệu đăng ký hiện tại không hoàn tất."[32]

Thêm vào đó, các nghiên cứu dựa trên số vụ cắn người được "báo cáo", khiến cho chương trình tivi National Geographic Channel, The Dog Whisperer, kết luận rằng các giống chó nhỏ thường hay cắn người hơn các giống chó lớn, nhưng thường không được báo cáo.[33] Thêm vào đó, theo chương trình ti-vi Geographic Channel, Dangerous Encounters, lực cắn của chó chăn cừu Đức là 108 kg (so với chó Rottweiler, 136 kg, chó Pit bull, 106.5 kg, chó Labrador Retriever, khoảng 56.6 kg, hoặc con người khoảng 77 kg), nghĩa là cần ghi nhận tác động của vết cắn và thương tích gây ra, và ghi nhận sự khác biệt giữa một vụ chó tấn công người với đặc tính "hung dữ" của chó.[34]

Các công bố cho rằng chó chăn cừu Đức hay tấn công người cũng bị nghi vấn trên cơ sở chó chăn cừu Đức chiếm tỷ lệ cao hơn các giống chó khác, và vì người ta hay sử dụng chó chăn cừu Đức làm chó bảo vệ, nên cần một số liệu thống kê khác cho số vụ chó "cảnh" cắn người, chứ không gộp số liệu chó cảnh sát và chó quân đội vào.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chó chăn cừu Đức http://www.dlg.nsw.gov.au/Files/Information/Compar... http://www.ankc.org.au/Breed_Details.aspx?bid=143 http://www.gsdcqld.org.au/The.History.of.the.Germa... http://www.fci.be/uploaded_files/166g01-en-sv.doc http://dogbitesinformationandstatistics.blogspot.c... http://www.bodeus.com/health.htm#earinfect http://www.canadasguidetodogs.com/germanshep.htm http://www.cluebus.com/holly/gsdfaq.html#white http://www.dogbitelaw.com/Dog%20Attacks%201982%20t... http://www.dogbiz.com/dogs-grp7/germ-shep/german-s...